Theo Nghị định 132/2020, cơ quan thuế có quyền ấn định tuyệt đối trong một số trường hợp cụ thể. Nhằm mục đích tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, các quy định được đưa ra chặt chẽ hơn. Doanh nghiệp buộc phải tuân thủ việc kê khai và lập báo cáo chuyển giá, hoặc là sẽ chịu mức xử phạt chuyển giá trong giao dịch liên kết.
Các trường hợp cơ quan thuế có quyền ấn định thuế
Cơ quan thuế có quyền ấn định mức giá; tỷ suất lợi nhuận; tỷ lệ phân bổ lợi nhuận khi:
- Doanh nghiệp chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ.
- Người nộp thuế không kê khai, kê khai không đầy đủ thông tin hoặc không nộp Mẫu số 01 .
- Người nộp thuế cung cấp không đầy đủ thông tin Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết quy định tại Mẫu số 02, Mẫu số 03.
- Không có Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết trong vòng 15 ngày quyết định thanh tra.
- Người nộp thuế sử dụng các thông tin về giao dịch độc lập không trung thực. Hoặc dựa vào các tài liệu, dữ liệu và chứng từ không hợp pháp, không hợp lệ. Hoặc không nêu rõ nguồn gốc xuất xứ để xác định mức giá, tỷ suất lợi nhuận áp dụng.
Mức phạt xử phạt vi phạm chuyển giá
Mức xử phạt chuyển giá trong giao dịch liên kết gồm
- Phạt từ 10% – 20% đối với số tiền thuế bị truy thu.
- Tính tiền lãi chậm nộp 0,03%/ngày đối với số tiền thuế bị truy thu.
- Phạt trốn thuế từ một đến ba lần số thuế bị truy thu, tùy thuộc vào bản chất.
Doanh nghiệp nên thực hiện kê khai đầy đủ phụ lục. và lập đầy đủ bộ Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết. Khi đó, doanh nghiệp hoàn toàn chủ động trong việc lựa chọn các đối tượng so sánh độc lập. Một khi doanh nghiệp không tuân thủ, cơ quan thuế có quyền ấn định trực tiếp. Lúc đó thì tỷ lệ lợi nhuận ấn định sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào cơ quan thuế. Thường đối tượng được lựa chọn để so sánh sẽ là những doanh nghiệp có lãi cao. Hoàn toàn bất lợi cho doanh nghiệp.
Nếu Quý doanh nghiệp có phát sinh giao dịch với bên liên kết trong kỳ, hãy liên hệ với bộ phận dịch vụ chuyển giá để được tư vấn một cách chi tiết nhất.