CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN IPA

Lộ trình áp dụng chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế IFRS tại Việt Nam

15:59:08 31/08/2021 Lượt xem 1010 Cỡ chữ

Model.C_Title
Mục lục

Với nền kinh tế toàn cầu hóa như hiện nay, việc doanh nghiệp lập và trình bày báo cáo tài chính theo một chuẩn mực quốc tế chung như Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) là xu hướng cần thiết và mang tính tất yếu.  Bài viết này giúp các đọc giả tìm hiểu sơ lược về IFRS và việc áp dụng IFRS tại Việt Nam.

IFRS là gì?

 

IFRS là chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế do Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) và Hội đồng giải thích lập báo cáo tài chính quốc tế (IFRIC) biên soạn.

Mục tiêu của IFRS là cung cấp một khuôn khổ quốc tế chung về cách lập và trình bày BCTC cho các công ty đại chúng. Thay vì quy định các quy tắc cụ thể về việc lập cáo báo tài chính, IFRS tập trung vào các hướng dẫn, diễn giải chung nhất về cách lập BCTC.  Do vậy, IFRS được coi như là “ngôn ngữ tài chính toàn cầu” giúp đảm bảo tính so sánh, thống nhất và minh bạch, tăng độ tin cậy về thông tin của các doanh nghiệp niêm yết cũng như của thị trường tài chính và thị trường chứng khoán.

Lộ trình áp dụng IFRS tại Việt Nam?

Ngày 16/03/2020, Bộ Tài chính đã chính thức ban hành Quyết định số 345/QĐ-BTC phê duyệt Đề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính tại Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Theo Quyết định 345/QĐ-BTC, lộ trình áp dụng IFRS tại Việt Nam như sau:

  1. Giai đoạn chuẩn bị (2020-2021):
  • Đến trước tháng 12/2020, thành lập Ban dịch thuật và soát xét, hoàn thành bản dịch IFRS sang tiếng Việt.
  • Đến trước tháng 3/2021, Bộ Tài chính xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật phù hợp công bố bản dịch IFRS sang tiếng Việt. 
  • Đến trước 15/11/2021, Bộ Tài chính xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về cách thức áp dụng IFRS; Bổ sung, sửa đổi và ban hành mới một số cơ chế tài chính liên quan đến việc áp dụng IFRS. Đào tạo nguồn nhân lực, quy trình triển khai cho các doanh nghiệp (DN).
  1. Giai đoạn 1, áp dụng tự nguyện (2022 đến 2025):
  • Đối với báo cáo tài chính hợp nhất: Các Doanh nghiệp sau có nhu cầu và đủ nguồn lực, thông báo cho Bộ Tài chính trước khi tự nguyện áp dụng IFRS để lập báo cáo tài chính hợp nhất như: Công ty mẹ của tập đoàn kinh tế Nhà nước quy mô lớn hoặc có các khoản vay được tài trợ bởi các định chế tài chính quốc tế; Công ty mẹ là công ty niêm yết; Công ty đại chúng quy mô lớn là công ty mẹ chưa niêm yết;…
  • Đối với báo cáo tài chính riêng: Các Doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là công ty con của công ty mẹ ở nước ngoài có nhu cầu và đủ nguồn lực, thông báo cho Bộ Tài chính trước khi tự nguyện áp dụng IFRS để lập báo cáo tài chính riêng.

    Khi áp dụng IFRS, Doanh nghiệp phải đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin và giải trình rõ ràng, minh bạch với cơ quan thuế, cơ quan quản lý, giám sát và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc xác định nghĩa vụ với NSNN.

  1. Giai đoạn 2, áp dụng bắt buộc (sau năm 2025):
  • Đối với báo cáo tài chính hợp nhất: Trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện áp dụng IFRS của Giai đoạn 1, Bộ Tài chính căn cứ nhu cầu, khả năng sẵn sàng của các doanh nghiệp và tình hình thực tế, quy định phương án, thời điểm bắt buộc áp dụng IFRS để lập báo cáo tài chính hợp nhất cho từng nhóm doanh nghiệp thuộc các đối tượng cụ thể sau: Công ty mẹ của tập đoàn kinh tế Nhà nước; Công ty mẹ là công ty niêm yết;…Các công ty mẹ khác không thuộc đối tượng bắt buộc áp dụng nêu trên có nhu cầu và đủ nguồn lực, thông báo cho Bộ Tài chính trước khi tự nguyện áp dụng IFRS để lập báo cáo tài chính hợp nhất.
  • Đối với báo cáo tài chính riêng: Trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện áp dụng IFRS của Giai đoạn 1, Bộ Tài chính căn cứ nhu cầu, khả năng sẵn sàng của các Doanh nghiệp, pháp luật có liên quan và tình hình thực tế, quy định phương án, thời điểm áp dụng bắt buộc hoặc áp dụng tự nguyện IFRS để lập báo cáo tài chính riêng cho từng nhóm đối tượng, đảm bảo tính hiệu quả và khả thi…

Có thể thấy với Chiến lược phát triển kế toán-kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn 2030 của Việt Nam, việc áp dụng IFRS sẽ giúp Việt Nam đi đúng hướng các chính sách của ASEAN, cũng như theo kịp đà phát triển của những nền kinh tế thành công khác trong khu vực và trên thế giới.

Đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam, ngoài các ảnh hưởng tích cực của việc áp dụng IFRS, Doanh nghiệp sẽ gặp nhiều thách thức trước mắt. Do đó Doanh nghiệp cần phải có kế hoạch lộ trình áp dụng IFRS một cách khoa học, bài bản, rõ ràng để có thể triển khai IFRS một cách suôn sẻ và hiệu quả.

Khách hàng

Cám ơn hàng trăm khách hàng đã tin tưởng sử dụng dịch vụ của chúng tôi

0901.595.958
zalo icon